5 lầm tưởng tai hại của mẹ bầu về việc tập thể dục khi mang thai

30.07.2018

Mang thai là một hành trình vô cùng kỳ diệu đối với bất cứ người phụ nữ nào trên đời. 9 tháng 10 ngày chờ đợi thai nhi bé nhỏ tượng hình trong bụng với biết bao lo lắng, hồi hộp lẫn hạnh phúc. Có rất nhiều câu hỏi và vấn đề Mẹ thắc mắc trong suốt quá trình mang thai, trong đó cbao gồm cả việc tập luyện thể dục thể thao như thế nào là hợp lý? Có nên tập thể dục khi mang thai không? Bài viết này sẽ chỉ ra 5 lầm tưởng tai hại mà nhiều bà mẹ mang thai thường mắc phải khi bàn đến vấn đề tập thể dục thể thao trong thai kỳ. Cùng Tài Nguyên tìm hiểu để có được một thai kỳ khoẻ mạnh cho cả mẹ và bé nha! 

Lầm tưởng 1: Mang thai không phải là thời điểm thích hợp để tập thể dục

tap-luyen-khi-mang-thai

Sự thật là: Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ cần một sự vận động phù hợp vừa phải để điều hoà sự lưu thông tuần hoàn máu, hô hấp và kích thích sự trao đổi chất trong cơ thể cho mẹ và em bé. Vì vậy, các bà mẹ đừng vì cơ thể mệt mỏi mà quên mất việc vận động, mà chỉ nằm lì trên giường hay ngồi quá lâu một chỗ. Một bài tập thể dục với mức độ vừa phải như đi bộ, Yoga nhẹ nhàng là vô cùng lý tưởng để vận động cơ thể, kể cả đối với những thai phụ ít tập thể dục trước đó. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp kiểm soát sự tăng cân, chứng cao huyết áp trong thai kỳ, nhất là đối với những bà mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ và mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nếu như mẹ không có biến chứng gì trước khi sinh nở, hay bác sĩ không khuyến cáo gì về việc vận động thì hãy dành ít nhất từ 30-45 phút đi bộ chậm, nhẹ mỗi ngày tuỳ theo khả năng sức khoẻ của mẹ nữa nhé.


setup phòng gym


Lầm tưởng 2: Tập luyện trong thời gian mang thai có thể gây tổn thương khớp

tap-the-duc-khi-mang-thai


Sự thật là: Khi mang thai, xương chậu của người mẹ sẽ bị giãn nở hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh em bé sắp tới. Hai khớp xương chậu được nối với nhau qua hệ thống mô vững chắc, nhưng đồng thời cũng vô cùng dẻo dai và linh hoạt gọi là dây chằng. Để em bé đi qua khung xương chậu và ra ngoài dễ dàng, cơ thể người mẹ sẽ phải tiết ra hormone relaxin, thế nhưng chính loại hormone này lại khiến dây chằng bị co lại, gây ra sự đau nhức cho vùng xương chậu, lưng, thắt lưng và xương cụt. Đó chính là lý do, các bà mẹ đang mang thai nên có chế độ tập luyện thể dục hợp lý để giúp cho cơ thể quen dần với việc giãn nở của xương chậu, đồng thời giúp các khớp cơ linh hoạt và vận động trơn tru hơn. Tuy nhiên, cũng không nên tập luyện thường xuyên với cường độ cao, gây nguy cơ tăng huyết áp, khó thở.

Lầm tưởng 3: Bà mẹ mang thai có thẻ tăng cường độ tập luyện nếu cơ thể khoẻ mạnh, không có vấn đề gì cần lưu ý.

tap-the-duc-khi-mang-thai


Sự thật là: Xin đừng chủ quan nhé các mẹ. Chỉ cần bạn duy trì chương trình tập luyện sao cho phù hợp với thể trạng sức khoẻ của bạn ở giai đoạn đó. Tuy nhiên, việc tập luyện cũng cần có sự tham khảo ý kiến từ phía bác sĩ và huấn luyện viên chuyên nghiệp để kịp thời ứng phó nhưng trường hợp rủi ro gặp phải. Phụ nữ mang thai không nên tập các bài tập khó, nặng tại nhà và một mình. Vì bạn biết đấy, không chỉ một mình bạn chịu sự ảnh hưởng nếu tập luyện sai phương pháp mà còn cả em bé trong bụng nữa. Một điều nữa các mẹ bầu cần lưu ý là nhiệt đồ bà bầu luôn cao hơn cơ thể người không mang thai. Đó cũng là lý do, nếu mẹ bầu tập luyện thể thao thường xuyên và tập ở môi trường ngoài trời dưới thời tiết nắng nóng thì hãy nhớ bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể nhé.

Lầm tưởng 4: Chạy bộ không an toàn trong khi mang thai

tap-the-duc-khi-mang-thai


Sự thật là: Không như quan niệm ngày xưa, phụ nữ mang thai cần phải chú trọng “đi nhẹ-nói khẽ-cười duyên”; ngày nay các mẹ bầu đã dần hiện đai hơn với việc tập luyện thể dục thể thao trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên đối với những mẹ có sự chỉ định của bác sĩ về các bệnh tim mạch, huyết áp, tiền sử sẩy thai…thì chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng, thay vì chạy bộ. Đối với những thai phụ có sức khoẻ bình thường, nên bắt đầu chạy bộ chậm, tốc độ nhất định từ tam cá nguyệt thứ 2 (tháng 4-6 thai kỳ). Bởi vì khi đó em bé đã hình thành cứng cáp và bám chác bánh nhau vào thành tử cung của người mẹ, nên nếu chạy bộ từ giai đoạn thứ 2 trở đi sẽ đảm bảo an toàn hơn cho Mẹ và Bé.

Lầm tưởng 5: Mang thai không nên tập các bài tập tập trung vào cơ bụng

tap-the-duc-khi-mang-thai



Sự thật là: Trong suốt thời gian mang thai, vùng cơ bụng kéo dài từ xương ngực đến xương mu sẽ phải hỗ trợ cho việc nâng đỡ trong lượng của bào thai trong bụng. Chính vì lý do này mà các nhóm cơ vùng lưng sẽ phải chịu sức nặng lớn hơn để góp phần bảo vệ cho cột sống. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng thường gặp của các mẹ bầu. Thế nên, nếu biết cách chọn lựa chế độ tập luyện phù hợp sẽ giúp cho nhóm cơ bụng và lưng trở nên khoẻ mạnh,dẻo dai hơn, vừa giúp mẹ bầu cảm thấy khoẻ khoắn hơn, giảm thiểu sự đau lưng trong thai kỳ, đồng thời giúp quá trình hồi phục sau khi sinh nhanh hơn.

Tuy nhiên, một lưu ý là các mẹ bầu không nên tập bụng trong ba tháng đầu. Vì thời gian này, tử cung đang phát triển, chứa rất nhiều mạch máu. Việc tập luyện cơ bụng sẽ kích thích thích các mạch máu dồn máu về tim, làm giảm lưu lượng máu về tim, khiến cho mẹ bầu bị chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, khó thở. Nên nhớ là việc tập luyện cần phải có sự tư vấn ý kiến của bác sĩ và quan sát của huấn luyện viên nhé, vì nếu tập sai kỹ thuật thì sẽ còn khiến bạn đau lưng hơn nhiều đấy.


setup phòng gym

icon zalo