9 tác hại từ gym không phải ai cũng biết

07.05.2018

Tập gym có tác dụng phụ không? Câu trả lời là có. Tác dụng phụ đó là gì? Làm thế nào để phòng ngừa? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc. 

Nhìn chung, khi nhắc đến tập gym với những bộ thiết bị tập gym chuyên nghiệp mọi người đều dành rất nhiều lời nhận xét. Bởi chúng ta đều hiểu rằng, thể dục thể thao và gym giúp con người cải thiện vóc dáng, nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ hơn. Đồng thời nó còn góp phần giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống, não bộ tỉnh táo minh mẫn hơn, tinh thẩn thoải mái hơn. Thế nhưng bất cứ điều gì cũng tồn tại hai mặt của nó. Điều mọi người biết đa phần đều là mặt tích cực, vậy “góc tối” do tập gym gây ra là gì? Tập gym có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến con người không? Hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin dưới đây để biết được các tác dụng ấy là gì và cách phòng tránh như thế nào nhé.


1. Xoắn cơ


tap-gym-giam-can


Lý do: Trong quá trình hoạt động quá mạnh khiến cho các chất điện gải trong cơ thể bị mất thăng bằng. Hoặc do không có sự chuẩn bị kỹ ở quá trình khởi động, các cơ bắp dễ dàng bị co thắt, gây ra sự đau đớn dẫn đến người tập bị kiệt sức.

Cách phòng ngừa: Cần bổ sung đủ nước cho cơ thể trong quá trình tập. Bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây tự nhiên ít đường, nhưng tốt nhất là các loại nước uống chuyên bổ sung vi chất cần thiết cho cơ thể khi tham gia các hoạt động thể thao. Đồng thời, bạn cũng cần phải chú trọng thực hiện giãn cơ trước và sau khi tập, không nên đốt cháy giai đoạn gây phản tác dụng đấy nhé. 

==> Xem thêm: Bí quyết chọn thiết bị tập gym tại nhà hiệu quả


2. Nghẹt mũi, chảy nước mắt



Lý do: Các mạch máu trong khoang xoang sẽ bị giãn nở ra trong quá trình tập luyện, một số trường hợp bị thu hẹp lại. Những người bị viêm xoang mãn tính hay có tiền sử bị viêm mũi dị ứng cũng sẽ thường xuyên gặp phải hiện tượng này khi gặp gym.

Cách phòng ngừa: Chọn nơi tập luyện trong phòng gym có máy lạnh. Hoặc nếu yêu thích không gian tập luyện ngoài trời, hãy chọn những nơi thoáng mát, nhiều cây xanh, không khí thoáng đãng. Cần hạn chế tập ở những nơi có nhiều khói bụi.


3. Mẩn ngứa



Lý do: Trong quá trình tập luyện, hệ tuần hoàn sẽ hoạt động mạnh hơn để kịp thời bơm nhiều máu hơn duy trì các hoạt đồng của cơ thể. Hoạt động này sẽ khiến cho các mạch máu nở rộng ra hơn, vô tình kích hoạt các dây thần kinh, truyền đi tín hiệu “hiểu lầm” là cơ thể đang có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu đến não bộ.

Cách phòng ngừa: Giúp cho não bộ của chúng ta sẽ quen dần với các hoạt động của cơ thể mà điều chỉnh hợp lý hơn, không gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nữa. Nếu thời gian nghỉ giữa các buổi tập quá lâu, nguy cơ ngứa ngáy cơ thể có thể trở lại và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải trường hợp này. Nếu như việc bị ngứa ngáy kéo dài và thường xuyên lặp lại ở mỗi buổi tập, hãy thử tìm đến bác sĩ và xin lời khuyên từ họ. Có thể bạn mắc phải chứng “ dị ứng với vận động” hiếm gặp đó.


4. Đau bụng "đi cầu"


Lý do: Các bài tập cần đến sự hoạt động ở chân và cơ bụng có thể gây tác động đến đường tiêu hoá của bạn, khiến cho ruột bị kích thích. Điều này thường hay xảy ra khi bạn chạy bộ hoặc đi bộ nhanh.

Cách phòng ngừa:  Tuyệt đối không ăn những thực phẩm có chất béo và chất xơ trong vòng trước 2 giờ tập luyện. Ngoài ra, cần chú ý đến quá trình khởi động trước khi bước vào các bài tập để cơ thể làm quen trước,. Hệ tiêu hoá của bạn cũng cần làm quen với việc vận động của cơ thể  đấy nhé.

5Buồn nôn



Lý do: Như bạn biết rồi đấy, khi cơ thể hoạt động mạnh, hệ tuần hoàn máu có nhiều vụ phải đẩy máu lưu thông với tốc độ nhanh và mạnh hơn, để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể. Chính điều này đã tác động ngược lên vùng dạ dày, gây ra chấn động cho các vùng nội tạng xung quanh tạo ra cảm giác buồn nôn khi tập luyện

Cách phòng ngừa:  Hạn chế ăn chất xơ trước khi tập luyện sau 2 tiếng và ăn quá sát giờ tập.  Khi cảm thấy buồn nôn, bạn nên nghỉ tập một chút, bổ sung nước cho cơ thể,nạp một ít thức ăn hoặc nước uống có vị ngọt. Chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu, giúp cảm giác buồn nôn tạm thời bị đẩy lui.


setup phòng gym


6. Chóng mặt



Lý do: Các hoạt động đột ngột trong quá trình tập luyện khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, máu không kịp truyền đến não để tiếp thêm năng lượng. Điều này sẽ dễ dẫn đến sự chóng mặt, đi kèm buồn nôn.

Cách phòng ngừa: Khởi động- nhất định phải là khởi động trước khi tập luyện. Nhớ là phải co giãn cơ trước và sau mỗi buổi tập nữa nhé. Ngoài ra, nên ngồi xuống nếu cảm thấy chóng mặt để tránh những chấn thương không đáng có. Khi đứng dậy, hãy đứng từ từ, đừng nên đứng quá nhanh rủi ro tình trang chóng mặt trở lại là rất cao đấy.

 

7. Tê ngón chân



Lý do: Cơ bắp được vận động nhiều và mạnh trong suốt quá trình tập luyện. Chính vì vậy cơ thể có sự giải phóng nhiệt cao thông qua các cơ bắp Chính điều này sẽ khiến cho chân, ngón chân bị sung lên, phồng rộp hoặc nghiêm trọng hơn là gây viêm dây thần kinh.  

Cách phòng ngừa: Liên tục cử động chân và các ngón chân để giúp máu lưu thông tốt hơn. Nên mang theo một đôi dép rộng, thoáng để mang  về nhà sau khi bước ra từ phòng tập sẽ giúp chân bạn dễ thở hơn, tránh chân phồng cọ sát vào giày, gây đau nhức.


8. Thâm tím



Lý do: Thâm tím là hiện tượng dễ xảy ra khi bạn gặp chấn thương hay chế độ dinh dưỡng thiếu chất. Ngoài ra, trong quá trình tập luyện quá mạnh có khả năng làm vỡ các mạch màu, tạo ra các vết bầm tím trên cơ thể


Cách phòng ngừa: Cẩn chú ý cẩn thận hơn trong quá trình tập luyện, không nên tập luyện quá sức, dễ gây ra các tai nạn không đáng có. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin C hơn trong bữa ăn hàng ngày.Nếu bạn không tự tin vào khả năng định lượng chất dinh dưỡng của mình, đừng ngại hỏi xin lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng nhé.


9. Đau tức bụng bên



Lý do: Còn gọi là bị “sốc hông”. Sốc hông là hiện tượng một phần bụng hay một phần hông bị đau ngắn hạn (ETAP) – Điều này thường xảy ra với những người kh6ong quen vận động hoặc đã lâu không chạy bộ. Khi vận động nhanh đột ngột, máu bơm mạnh hơn vào các cơ quan nội tạng và từ các cơ quan nội tạng vào các cơ không đồng đều. Bộ phận gan và lá lách bị quá tải máu, chèn ép vào thành bụng, phản ứng lại bằng cách tạo ra cơn đau thắt ngay lập tức.

Cách phòng ngừa : Hãy bắt đầu quãng đường chạy bằng cách chạy thật chậm, chạy từng quãng ngắn để cơ thể nóng lên và các cơ quan nội tạng quen dần. Ngoài ra, khi chạy hãy cố gắng hít thở đều theo quy tắc: hít vào- thở nhẹ. Khi gặp trường hợp đau, hãy dừng lại nghỉ một chút, cố gắng hít vào, dùng tay ấn giữ nhẹ vào vùng đau rồi thả tay ra nhẹ nhàng theo nhịp thở. Cách thở như vậy sẽ giúp máu lưu thông nhanh và đều hơn.


setup phòng gym

icon zalo