MỞ PHÒNG TẬP GYM CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?
10.10.2019Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người. Hiện nay tập luyện thể thao và rèn luyện cơ thể đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Từ sinh viên đại học cho đến dân văn phòng do tính chất công việc phải ngồi nhiều và ít có cơ hội vận động gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe về lâu dài. Vì thế mở ra một phòng tập gym với tiêu chí “Vừa khỏe vừa có tiền” là một cơ hội kinh doanh mà bạn không nên bỏ lỡ.
Vậy bạn cần lưu ý những gì khi muốn mở một phòng tập gym?
- Thủ tục để mở phòng tập GYM
- Lấy bằng huấn luyện viên
Điều kiện cần thiết để mở một phòng tập gym là bạn cần có một chứng chỉ huấn luyện viên thể hình được cấp bởi Liên Đoàn Thể Dục Thể Thao. Điều này là rất cần thiết khi bạn có được những kiến thức cần thiết để hướng dẫn người tập có thể tập đúng động tác với từng loại máy tránh những tại nạn không đáng có. Và quan trọng nhất đây là một loại giấy tờ cần thiết khi bạn muốn mở một phòng gym được pháp luật công nhận.
- Đăng ký giấy phép kinh doanh
Với bất kì một ngành nghề hay một hình thức kinh doanh nào bạn đều phải đăng kí giấy phép kinh doanh để hợp thức hóa mô hình kinh doanh của mình về mặt pháp luật. Và một điểm quan trọng là người đứng ra đăng kí giấy phép kinh doanh phải có bằng huấn luyện viên vì thế bạn nên hoàn thành nội dung số 1 trước khi đăng kí giấy phép kinh doanh cho phòng tập gym của mình.
- Diện tích cần thiết để xây dựng phòng tập gym
Tùy theo quy mô và kinh phí bỏ ra bạn có thể phát triển phòng tập gym bình dân hay cao cấp. Nhưng theo luật quy định diện tích tối thiểu của phòng tập gym bình dân là 70m2 và cho phòng tập cao cấp là 100m2.
Khi chọn vị trí để xây dựng phòng tập bạn cũng cần lưu ý về vị trí gần những trường học hoặc các tòa nhà văn phòng nhằm thu hút người tập. Bạn nên chọn những vị trí mặt phố hoặc gần mặt phố, không quá sâu so với đường lớn để đảm bảo người tập có nhu cầu không quá khó khăn trong việc tìm kiếm phòng tập gym của bạn.
- Lưu ý về khoảng cách máy và danh sách các loại máy tập cơ bản
Để mở một phòng tập gym yếu tốt gần như quan trọng nhất chính là máy tập. Hãy lên một bản danh sách những loại máy tập, tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau để có được danh sách các loại máy cần thiết nhất.
Khoảng cách giữa các máy tập cũng là một điểm cần được lưu tâm để đáp ứng với yêu cầu quy định của phòng văn hóa (khoảng cách 1m giữa các máy).
- Phòng cháy chữa cháy
Điều này tưởng như không cần thiết nhưng lại là quy định bắt buộc đối với bất kì cơ sở kinh doanh nào. Bạn nên tham khảo các hướng dẫn từ cơ quan phòng cháy chữa cháy nhà nước để được hướng dẫn lắp đặt cũng như sử dụng những dụng cụ cứu hỏa một cách hợp lý và đúng luật.
- Hộp cứu thương, nội quy phòng tập
Chấn thương luôn là điều khó trách khỏi khi hoạt động thể chất. Vì thế ở một không gian tập luyện như phòng tập gym thì hộp cứu thương là thiết bị cực kì quan trọng và cần thiết. Theo quy định mỗi phòng tập gym đều phải đảm bảo có hộp cứu thương và các trang thiết bị liên quan.
Nội quy phòng tập cần được treo ở nơi dễ nhìn giúp cho người tập có thể nhìn thấy và thực hành một cách chính xác.
- Lưu ý khi tập luyện
Để việc tập luyện của người tập được chính xác trong động tác thì luôn cần có huấn luyện viên hướng dẫn, để tránh những trường hợp chấn thương không đáng có. Cùng với đó các huấn luyện viên khi tham gia huấn luyện đều bắt buộc phải có chứng chỉ được cấp từ Liên Đoàn Thể Dục Thể Thao.
- Các thiết bị cần thiết để mở phòng tập GYM
- Máy chạy bộ cỡ lớn
2. Xe đạp tập chuyên dùng cho phòng tập
3. Máy rung, massage
4. Giàn tập vai đôi
5. Giàn kéo lưng chữ T
6. Giàn tập bụng dưới
7. Giàn tập lưng trên
8. Ghế nằm đẩy ngực có giá rộng
9. Ghế nằm đẩy ngực trên có giá rộng và độ dốc 45 độ
10. Ghế nằm đẩy ngực trên không có giá rộng và độ dốc 45 độ
11. Ghế nằm đẩy ngực dưới và độ dốc 35 độ
12. Ghế ngồi tập nhóm cơ chuối
13. Ghế tập vai giá rộng
14. Ghế tập tay trước
15. Ghế tập bụng trên
16. Máy ép ngực
17. Máy tập xô trên
18. Máy tập xô dưới
19. Giá tập giật treo
20. Giá gánh đùi
21. Máy ngồi đá đùi
22. Bộ đĩa xoay eo
23. Đòn tạ dài, trung bình, ngắn
24. Đĩa tạ các loại
25. Tạ đôi các loại (1–40 kg)
26. Bộ tạ chuyên dùng
27. Đòn tạ cử chuyên dùng
28. Bục kê gánh đùi
29. Giá xếp tạ
Trên đây là những lưu ý nhằm giúp đỡ cho bạn trong việc kinh doanh mô hình phòng tập GYM, giúp bạn tránh bỡ ngỡ cũng như tìm hiểu thêm về những vấn đề cần phải lưu tâm khi phát triển công việc kinh doanh của bản thân.
Nguồn hình trên mạng